Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Cơ Quan Tiêu Hóa


                                  Cơ Quan Tiêu Hóa

1-Chuyện gì xẩy ra sau khi ăn

Bộ máy tiêu hóa hoạt động như một chuỗi dây truyền lật ngược:lấy toàn bộ thực phẩm và làm nhỏ đi thành các chất hóa học. Thực phẩm mà quý vị tiêu thụ sẽ được phá vỡ bằng các dịch vị tiêu hóa ra các phần tử rất nhỏ cho năng lượng để duy trì sự sống, thay thế các tế bào đã chết và giúp quý vị tiếp tục hoạt động.

Giả thử quý vị ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng vào buổi trưa hoặc buổi tối với thịt hoặc cá, các loại rau, bánh mỳ, bơ và trái cây.Bữa ăn của quý vị có đủ các thành phần căn bản về thực phẩm cần thiết: chất đạm trong thịt hoặc cá ; chất carbohydrate trong các loại rau và trái cây; và chất béo trong thịt, cá và bơ.

2-Miệng dùng làm gì?

Miệng là nơi để thở và nói. Nó cũng là nơi bắt đầu của sự tiêu hóa, điểm ngưng lai đầu tiên của cuộc hành trình dài 9.1 thước đi qua ống tiêu hóa.

Ở miệng, thực phẩm được răng nghiền nhỏ và với sự trợ giúp của lưỡi thực phẩm sẽ được hòa lẫn với nước miếng.Đây là bước đầu của một chuỗi phản ứng hóa học để chuyển thực phẩm thành các chất dinh dưỡng. Trong khi nhai, thực phẩm có nhiệt độ thích hợp cho sự tiêu hóa.

Miệng được má giới hạn ở hai bên với các vòm cứng và mềm ở nóc và lưỡi là đáy.Phần của miệng ở giữa môi hoặc má và răng được gọi là tiền đình; phần còn lại, giữa răng và cuống họng là miệng.Vòm miệng ở phía trước của miệng và làm bằng xương. Phần còn lại là cơ bắp và mô tiếp nối.

3-Tại sao nước miếng lại quan trọng?

Để hiểu rõ vai trò của nước miếng, hãy nhai một miếng bánh và để ý tới cách mà miếng bánh được nếm. Khi nó cho một vị ngọt, quý vị sẽ biết là nước miếng đã bắt đầu chuyển hỗn hợp tinh bột trong bánh ra đường glucose và maltose.Đó là do các diêu tố amylase hoặc ptylin.

Nước miếng còn làm nhiều việc hơn là biến đổi tinh bột thành đường.Không có nước miếng, quý vị sẽ nuốt rất khó.Chất nhờn trong nước miếng bám vào thức ăn và lảm ẩm nó để thức ăn được nhai và hòa lẫn thành từng cục rồi rơi xuống cuống họng.

Một trách nhiệm thứ ba của nước miếng là giúp cho miệng được lành mạnh.Là một chất diệt trùng nhẹ, nước miếng sẽ tiêu hủy các vi trùng, đặc biệt loại vi trùng gây ra hư răng. Nước miếng cũng làm sạch miệng bằng cách nuốt các vi khuẩn và những mẩu thực phẩm còn sót lại.

4-Nước miếng từ đâu mà ra?

Quý vị có ba cặp tuyến nước miếng tiết ra khoảng 1.4 lít chất lỏng mỗi ngày và chẩy vào miệng qua một hệ thống ống.

Mặc dù không biết tên của chúng, quý vị có thể quen với tuyến mang tai khi còn bé: chúng sưng lên nếu bị bệnh quai bị.Sưng hoặc không sưng, chúng là những tuyến nước miếng lớn nhất.

Tuyến dưới hàm nhỏ hơn, lớn bằng quả óc chó trong khi các tuyến dưới lưỡi đều nhỏ nhất trong số các tuyến nước miếng.

5-Điều gì làm chẩy nước miếng?

Mùi thơm của bánh mì mới làm hoặc chỉ nghĩ tới nó có thể làm quý vị chấy nước miếng.Được kích thích bới các giác quan và các kích thích tâm lý, não ra lệnh cho tuyến nước miếng tăng  sản xuất.Tùy thuộc vào chất kích thích, chất tiết có thể loãng như nước chứa diêu tố amylase hoặc đặc hơn có chất nhờn. Không lấy làm ngạc nhiên nếu quý vị sản xuất nhiều nước miếng hơn khi ngửi thức ăn ưa thích.

Khi bắt đầu ăn, sự nhai kích thích sản xuất thêm nước miếng.Các vật trơn hoặc vị chua khiến nước miếng nhiều hơn trong khi đó các vật cứng làm nước miếng ít đi.

Quý vị cũng có thể chấy nước miếng khi bao tử hoặc phần trên của ruột non bị kích thích.

Nuốt nước miếng giúp làm loãng hoặc dung hòa chất kích thích.

6-Thức ăn cần thời gian bao lâu để tiêu hóa?

Có thể là 24 giờ hoặc lâu hơn sau khi bữa ăn trước khi chất bã được loại ra. Và ngay khi đó một số chất bã được giữ lại trong ruột và được hòa lẫn với các chất phế thải của các bữa ăn khác.

Thường thường, các cơ bắp của ruột già đều không hoạt động nhưng nhu động vẫn xẩy ra.

Ở kết tràng, chuyển động mạnh và bóp vào kéo ra đều có. Chúng rất uể oải , nhưng trong thời gian từ 12 tới 14 giờ, chúng pha lẫn các chất với nhau để mỗi phần của nó được tiếp cận với thành ruột non qua đó chất lỏng được hút lại.

Ba hoặc bốn lần trong ngày, các chuyển động lớn đều xẩy ra.Các chuyển động này sẽ đẩy các chất bã vào trực tràng mà bình thường thì không có. Nhiều người cảm thấy các chuyển động lớn đó sau bữa điểm tâm.

 Khi phân làm căng trực tràng, cơ vòng mở ra và quý vị cảm thấy mót đi cầu. Vì quý vị đã học để kiểm soát cơ vòng ở hậu môn, quý vị có thể trì hoãn đi cầu cho tới lúc nào thuận thiện./.

 

 

 

 

 

 

 

Comments are closed