Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Mùa Xuân và Dị Ứng

Hàng năm, khi “Đã thấy Xuân về với gió đông”(1) , thì vạn vật đều hân hoan đón nắng vàng rực rỡ sau mấy tháng âm u tuyết lạnh. Nhưng vào Xuân cũng là thời gian mà nhiều người “chẳng tiếc thương mà lệ nhòa, mũi nghẹt; vì rủi ro mang đến tự thiên nhiên”.

Đó là rủi ro Viêm-Mũi-Dị-Ứng.
[More]

Mùa hè, nói chuyện Con Ong, Cái Kiến và Nàng Muỗi.



Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC


Sở dĩ có sự ưu ái NÀNG muỗi vì các Nàng có nhiều điều để nói.


Thứ nhất là đa số loại muỗi thường hay đốt ta ở trong nhà hay ngoài vườn để hút máu là các mợ. Các Mợ có miệng dài với vòi để hút máu của động vật máu ấm. Còn các cậu muỗi hầu hết đều sống nhờ mật hoa và nước lã.


Thứ hai là đa số các mợ cần phải sống bằng máu mới làm công việc sanh đẻ được.


Thứ ba là khi đốt người ( hay thú vật) hút máu như vậy thì các mợ nhả vào huyết quản một chút nước miếng có chất độc hoặc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.


Thứ tư là các mợ chỉ đẻ trứng trên mặt nước: hoặc là nước đang chẩy, nước ao tù, nước trên sông, trong lạch hoặc nước mưa đọng trong cái ống lon rỉ sét ở đầu nhà.Tất nhiên là các cậu muỗi thì trời không giao cho cái trách nhiệm đẻ trứng này.
[More]

CÂU CHUYỆN DÀI VỀ THUỐC LÁ



Bác sĩ Nguyễn Ý ĐỨC


Nói về thuốc lá với những tác dụng nguy hại của nó thì có thể kể ngày này qua tháng khác mà vẫn chưa hết.


Nhưng chỉ cần đọc trên bao thuốc với những hàng chữ:”


” Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi”;


” Thuốc lá có hại cho sức khỏe của bạn”,


“Thuốc lá ảnh hưởng xấu tới thai nhi”…


thì người ghiền cách mấy cũng đã thấy e ngạị


Vậy mà tại sao vẫn có nhiều người hút, có nhiều người bỏ rồi lại hút lạị Khác chi đồng hương ta hút thuốc lào, muốn bỏ,” đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên” vì ” nhớ ai như nhớ thuốc lào”.
[More]

Mùa hè, đi nghỉ xả hơi

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Thông thường thì cứ mỗi khi Hè đến, vào thời gian các con nghỉ học, là các bậc làm cha mẹ lại nghĩ đến chuyện đưa gia đình đi nghỉ mát. Có thể nói đây hầu như là một thói quen tốt để tĩnh dưỡng tâm thân sau mấy tháng dài làm việc. Không du lịch nghỉ ngơi ở ngoại quốc thì đi gần trong nước, ngắn hạn đôi ba ngày hoặc lâu hơn cả vài tuần lễ. Ở Việt Nam ta trước đây thì lên Đà Lạt để hưởng không khí mát mẻ, nhẹ nhàng; ra Vũng Tầu, Nha Trang tắm nắng và bơi lội nước biển trong xanh.
[More]

Trước Khi Giải Phẫu

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC & Bác sĩ Huỳnh Đỗ Phi

Thủy tổ loài người đã dùng mảnh đá nhọn để mổ lấy gai cây đâm vào chân khi săn bắn thú rừng, kiếm thực phẩm. Đá, kim loại sắc nhọn được dùng để khoan lỗ trên sọ, chữa nhức đầu, động kinh cũng như mở đường xua đuổi tà ma gây bệnh lũng đoạn não bộ.


Luật lệ Babylonians Ai Cập xưa quy định tưởng thưởng mười tiền khi y sư giải phẫu thành công cho một vị vương giả, năm tiền khi là thường dân và hai tiền nếu bệnh nhân là tên nô lệ. Nhưng nếu chẳng may giải phẫu lại gây ra thiệt mạng cho vương gia thì bị trừng phạt chặt một bàn tay.
[More]

Tìm hiểu Thử Nghiệm Y khoa

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

“Bác sĩ làm gì thì làm, nhưng đừng lấy máu tôi nhé”.


Đấy là bác Tham Nguyên mặc cả với thầy thuốc . Chẳng là trời cho cơ thể bác cũng phương phi mát da mát thịt, nên các mạch máu nó ngủ sâu dưới lớp mỡ. Cô y tá phải đánh vật hết từ khuỷu tay tới mu bàn tay mới rút ra được chút máu. Khiến cho bác Tham kêu đau như bọng.


Còn cụ Linh thì “dọa” ông thầy thuốc gia đình: “Này ông mà cứ thọc cái ống vào hậu môn tôi, ngoáy qua ngoáy lại như kỳ trước, là lần sau tôi không đến nữa đấy”. Cũng bởi vì cụ đi cầu ra máu, bác sĩ phải nội soi ruột già khiến cụ vừa đau vừa nhột.
[More]

Đời Sống và Stress

Quê người há chẳng phường xanh mắt

Cảnh nghịch ai không chóng bạc đầu


Trần Danh Án (1)


Nếu các ông Nghị của Denver đồng ý thì nơi đây sẽ là một thành phố đầu tiên trên thế giới mà dân chúng được bảo vệ khỏi những khổn lực, căng thẳng.


Đó là nhờ ở nhà hoạt động Jeff Peckman với đề nghị “Initiative for Safety Through Peace”. Một sáng kiến an toàn trong hòa bình mà anh ta chuyển sang Hội Đồng Thành Phố để yêu cầu thảo luận, biểu quyết.
[More]

Đôi lời về loạn Cương Dương


Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Bất lực sinh lý của người nam thực ra không phải lŕ vấn đề mới lạ. Nó đă được nói tới từ thuở xa xưa.


Danh y Ba Tư Avicenna vŕo thế kỷ thứ X đă lưu ý lŕ bệnh tiểu đường có thể gây ra bất lực. Sách y học cổ Trung Hoa đă ghi nhiều loại thuốc để kích thích khả năng lŕm těnh. Nguyęn nhân tâm lý của bất lực đă dược S. Freud diễn tả từ năm 1912. Năm 1926, bác sĩ T.W. Hughes ở Atlanta, Georgia đă kể ra tới hơn mười nguy cơ đưa tới bất lực, như mộng tinh vŕ xuất tinh quá độ, bệnh lậu, co hẹp miệng dương cụ, thủ dâm, lo âu, trầm buồn, quá bận bịu với công việc, hoang dâm vô độ hoặc tiết dục quá lâu, bệnh của trứng dái… Vŕ có một thời, người ta tin rằng bất lực lŕ do trời phạt hoặc do kẻ thů trů ếm. Nęn đă có chuyện đi cầu nguyện thánh thần hoặc xin giải bůa chuộc lỗi.
[More]

Vài vấn đề ưu tiên cho sức khỏe tuổi vàng


Bs Nguyễn Ý Ðức


“When grace is joined with wrinkles , it is adorable;


There is an unspeakable dawn in happy old age .”


Victor Hugo.


Tuổi Vàng là thời gian mà ta sẽ trải qua sau khi đã đóng góp nhiều công sức, tâm não cho xã hội cũng như cho gia đình con cháu. Tại nhiều quốc gia, tuổi đó được coi như từ 65 trở lên. Tuổi mà xã hội cho mình cái quyền vui thú điền viên với những khoản trợ cấp theo luật định hoặc tiền hưu, tiền để dành sau nhiều năm lao động.
[More]

Phục Hồi Sau Tai Biến Não

-“Tội nghiệp anh Bình vừa mới bị Tai biến não. Chị Bình không chăm sóc nổi nên phải đưa anh vào nhà dưỡng lão”.

-” Ấy, chú tư Hanh cũng bị stroke năm ngoái, nhưng nhẹ nên cũng còn đi lại được”.


Tai biến động mạch não!!! Stroke!!!


Những tiếng mà khi nghe tới nhiều người đã e ngại. Chỉ sợ là một lúc bất hạnh nào đó, nó sẽ đến thăm mình.


Tai biến vẫn còn là một bệnh gây ra tàn phá nghiêm trọng cho cơ thể và là một trong ba nguy cơ tử vong cao. Một trăm người bị bệnh thì khoảng mươi người mới có hy vọng gần-hoàn-toàn-phục-hồi. Lý do là bệnh nhân thường đi cấp cứu hơi trễ để được khám nghiệm và điều trị sớm.
[More]

Đời sao nhiều Stress!


Nếu các ông Nghị của Denver đồng ý thì nơi đây sẽ là một thành phố đầu tiên trên thế giới mà dân chúng được bảo vệ khỏi những khổn lực, căng thẳng.

Đó là nhờ ở nhà hoạt động Jeff Peckman với đề nghị “Initiative for Safety Through Peace”. Một sáng kiến an toàn trong hòa bình mà anh ta chuyển sang Hội Đồng Thành Phố để yêu cầu thảo luận, biểu quyết.


Jeff là thành viên của Đảng Luật Thiên Nhiên (Natural Law Party). Anh ta yêu cầu thành phố phải bảo đảm sự an bình của dân chúng bằng cách chấp nhận và cổ võ cho việc giảm căng thẳng của mọi người. Chẳng hạn đặt âm nhạc thư giãn nơi công cộng, cải biến phần ăn trưa của học sinh, tổ chức nhiều cơ hội để dân chúng cắm trại, vui đùa… sau những ngày làm việc vất vả…
[More]

Vào Tuổi Mãn Kinh

Bài viết là để đáp ứng yêu cầu của một số tỉ muội thắc mắc: chỉ thấy nói về những chuyện ngoại sáu mươi mà chẳng viết gì tới vấn đề nữ giới chúng tôi, sắp có hoặc đang có, khi không còn kinh nguyệt. Ý giả các vị nhắc khéo là nói chút đỉnh về thời kỳ mãn kinh. Vâng, đây là vấn đề gây ra nhiều thảng thốt cho một số tỉ muội, nên xin cùng tìm hiểu.


Mãn Kinh là gì?
[More]

Ung Thư Nhũ Hoa


Ðây là chuyện riêng nói với quý bà. Nhưng quý ông cũng nên biết nên nghe. Vì Lang tôi sẽ đề cập tới cặp nhũ hoa mà tạo hóa ban cho nữ giới và nam giới rất quan tâm cách này cách khác.

Ngoài vai trò biểu tượng tính cách phụ nữ và đặc tính sinh dục thứ nhì với làm đẹp, gợi tình, nhậy cảm (vú đàn bà, quà đàn ông ), nhũ hoa có một nhiệm vụ thiêng cao cả hơn: đó là nuôi dưỡng con thơ bằng những giọt sữa ngon lành tươi ấm tự lòng mình. Vì “đàn bà không vú lấy gì nuôi con”. Tất nhiên là liền ông cũng có vú nhưng chỉ là hai vùng mô bào với núm cau nhỏ síu, chẳng có công dụng gì, ngoài việc điểm trang cho ngực khỏi trơ trụi. Và đôi khi để người tình tìm cảm hứng.


Nhũ hoa được Bà Mụ nặn mỗi người mỗi dạng lớn nhỏ khác nhau. nhưng vẫn có sữa nhiều ít để con bú tí và cũng mang những rủi ro bệnh tật như nhau. Do sự tinh nghịch thêm bớt chút mỡ béo của Bà Mụ mà đa số nữ giới có ngực trái hơi nhỉnh hơn ngực phải một chút. Có người thì bà cho tròn no, quả mướp, bánh dầy, người thì sừng trâu, cao như trái núi, cũng nhiều người xẹp lép như hai miếng bánh bèo.
[More]

Một vòng y học

“Ăn trầu thì mở trầu ra

Một là thuốc độc, hai là mặn vôi”


Đó là đức tính thận trọng của các cụ ta với tập tục bỏm bẻm nhai trầu.


Tục ăn trầu đã đến với dân gian tatừ thời vua Hùng dựng nước, kể lại qua một câu chuyện tình không vui của đôi anh em huyết mạch và cô thôn nữ hiền lành. Một thắm thiết muộn màng, nhưng từ đây mãi mãi bên nhau. Với “Trầu xanh, vôi đỏ, cau vàng”
[More]

Những Thay Ðổi Của Cơ Thể Khi Về Già

Với tuổi cao, sẽ có những thay đổi trong toàn bộ cơ thể con người: thay đổi về các hành động, xử thế, về bộ dáng thân hình, cũng như thay đổi về chức năng của các cơ quan.Trong bài này, chúng tôi sẽ cũng quý vị lược qua những thay đổi về hình dáng bề ngoài cuả cơ thể. Các thay đổi này nhiều khi mang đến vẻ già nua cho người cao tuổi.
[More]

Viêm Xương Khớp


“Nắng mưa là chuyện của trời


Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao”


Ở người cao tuổi,Viêm Xương Khớp là loại bệnh rất thường thấy nhất là mỗi khi thời tiết đổi thay. Các cụ thường thấy đau ở những khớp gần đầu ngón tay, xương sống, đầu gối, hông và cổ tay, do sự thoái hóa của xương và sụn. Lão nhân nam nữ đều có thể mắc bệnh như nhau. Đôi khi, nhiều vị cao tuổi bị viêm khớp mà không biết cho tới khi tình cờ chụp phim quang tuyến thì thấy đã có bệnh từ mấy thập niên.
[More]

Một số bệnh thường thấy ở Người Cao Tuổi

Sinh Lão Bệnh, Tử là một chu kỳ bình thường của cuộc sống.


Khi đến khâu Bệnh mà có sẵn một số kiến thức về những bệnh có thể xẩy ra cho mình, thì đôi khi bệnh cũng nhẹ nhàng hơn. Vì ta biết tại sao có chúng, biết cách phòng ngừa chúng và biết cách cùng thầy thuốc áp dụng phương thức để điều trị chúng.


Với tuổi già, có một số bệnh thường thấy. Nhưng đây chỉ là một sự trùng hợp, chứ không phải cứ già là có những bệnh này. Cũng như sự già của cơ thể không đưa tới những bệnh này.Có điều là ở lớp tuổi cao thì các bệnh này hay có ra hơn. Một chiếc xe đã cũ, một cơ thể đã hao mòn, thì mọi khó khăn có thể xẩy đến. Tuy nhiên, có nhiều vị cao niên cả năm không hề bệnh hoạn, ngoại trừ đau xương nhức cốt, cảm mạo vì trái gió trở giời.
[More]

Rồi mùa CÚM truyền lan…

Mỗi khi nhắc đến Bệnh Cúm thì nhiều người bảo ” ông thầy thuốc này chỉ ăn cơm mới, nói chuyện cũ không à”.


Nhưng bực mình một nỗi là mỗi năm, vào cùng thời điểm bệnh này lại xuất hiện, hoành hành và gây ra nhiều tử vong. Thành ra nhắc lại chuyện cũ để phòng ngừa, chắc không phải là điều dư.
[More]

Những Câu Hỏi Ngại Ngùng Không Hỏi

(Tình Muộn Vẫn Là Tình)
Bác Sĩ Nguyễn Ý-ÐỨC


——————————————————————————–


Mỗi khi khi đi khám bệnh, bác Minh rất thích nói chuyện với BS. Hết chuyện bệnh tật, bác chuyển sang chuyện chính trị, chuyện quê hương đất nước, chuyện cộng đồng. Gặp được ông BS vui tính, lại nhằm vào ngày BS vắng khách, hai người đủ chuyện nhỏ to. Chuyện vãn xong, bác lấy toa thuốc thơ thới ra về. Ðến nhà, bà Minh hỏi ông có kể cho BS cái chuyện mà mình vẫn thắc mắc không, thì bác cười trừ, đáp: định nói nhưng thấy kỳ quá. Bác lại thầm trách cái ông BS, chẳng chịu hỏi mình về vấn đề đó để mình được trút bầu tâm sự.
[More]