Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Khắc phục chứng ợ chua


Trong hoặc sau bữa cơm, bạn chưa kịp tận hưởng sự khoan khoái do các món ăn ngon đem lại thì đã phải nhăn mặt vì cảm giác đau rát như lửa đốt ở ngực và vị chua trong miệng. Đó là chứng ợ chua do bệnh trào ngược axit ở cuống thực quản gây nên.

Cảm giác đau và chua là do một dung dịch axit nhẹ trong dạ dày gây nên. Axit này có tác dụng giúp tiêu hoá thức ăn và tiêu diệt một số vi trùng lẫn lộn trong thực phẩm. Nó không làm tổn thương dạ dày vì bộ phận này có lớp màng ở mặt trong. Bình thường thức ăn cũng như axit được giữ trong dạ dày, không dội ngược lên nhờ chiếc van nằm ở cuối thực quản. Nhiều lúc chiếc van đó thư giãn hơi lâu khi ta nuốt thức ăn, chất chua lợi dụng cơ hội cửa mở, trào ngược lên thực quản.



– Có vài mẹo vặt mà ta có thể áp dụng để tránh ợ chua:


– Không đi nằm ngay sau khi ăn no mà nên chờ ít nhất 2 giờ.


– Khi nằm nên gối đầu hơi cao hoặc nằm nghiêng phía bên trái.


– Tránh ăn quá no một lần mà ăn nhiều bữa nhẹ, bớt ăn đồ nhiều mỡ và chất béo.


Thuốc làm bớt ợ chua:


– Thuốc trung hòa axit trong dạ dày (do chứa các chất nhôm, canxi, magiê, natri), làm bớt ợ chua, có tác dụng nhanh chóng nhưng công hiệu chỉ kéo dài vài giờ. Nên uống thuốc sau khi ăn vì nếu uống trước bữa ăn, thuốc sẽ bị thải khỏi dạ dày rất nhanh. Nếu dùng lâu có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.


– Thuốc chống sự tiết axit trong dạ dày (như tagamet, zantac, pepcid…). Tác dụng của thuốc bắt đầu độ nửa giờ sau khi uống và kéo dài 3-4 giờ, có thể làm bớt hay trị ợ chua. Nên uống trước khi ăn khoảng 1 giờ. Các loại thuốc này đắt tiền hơn thuốc trung hoà axit.


Những người bị bệnh ợ chua nặng thường phải uống thuốc hằng ngày, suốt đời. Để tránh sự bất tiện này, có thể dùng phương pháp giải phẫu. Các bác sĩ sẽ nâng phần trên của dạ dày lên, bao quanh cuống thực quản đủ chặt để có thể ngăn sự trào ngược axit.


Nếu bị chứng trào ngược axit kinh niên thì bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay vì hiện tượng ợ chua mỗi ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh khác trầm trọng hơn.


BS Nguyễn Ý Đức, SK&ĐS


[More]

Hành Hạ, Tù Ðày Và Sức Khỏe

 


Viet SatelliteNguyễn Ý Đức

Câu Chuyện Thầy Lang

Trong hơn một phần tư thế kỷ tiếp tục hành nghề tại hải ngoại, y giới chúng tôi đã có nhiều dịp được tiếp xúc với một lớp người mang những tâm trạng rối loạn về thể chất rất đáng để ý. Tìm hiểu căn nguyên của các bệnh tình này cũng không mấy khó khăn vì đa số là nạn nhân của một quá trình bị hành xác triền miên, đã mấy chục năm qua hậu quả xấu trên sức khỏe của họ dường như vẫn còn. Ðó là những người được mệnh danh là “ Tù Nhân Cải Tạo”.

Sao mà cứ “ăn cơm mới nói chuyện cũ” hoài vậy?
[More]

Bệnh Viêm Xương Khớp


“Nắng mưa là chuyện của trời

Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao”



Ở người cao tuổi, viêm xương khớp (osteoarthritis) là loại bệnh rất thường xẩy ra. Có lẽ đây là chứng bệnh mà đa số các cụ hay than phiền với bác sĩ, nhất là khi thời tiết đổi thay.



[More]

Bệnh Thận Đa Nang

(Polycystic Kidney disease)
Thưa Ông Phúc,
Theo như ông nói thì các bác sĩ ở Bệnh viện tỉnh Đồng Nai cũng như ở Sai gon Gia định đã xác định là ông mang bệnh nang thận trái, mà tiếng Anh gọi là Polycystic Kidney disease. Cũng theo ông thì bệnh khám phá ra do sự tình cờ khi ông đau bụng, đi tiêu chẩy. Ông đi khám bệnh, các bác sĩ làm siêu âm rồi tìm ra là thận trái của ông có mọc ra hai cái nang. Bác sĩ ở Đồng Nai và Sai gon đã định mổ, nhưng rồi hội đồng bác sĩ quyết định thôi không mổ, để ông về và theo dõi, nếu lớn sẽ mổ và truyền cho ông hai chai nước đạm và cho ít thuốc giảm đau. Hiện giờ ông vẫn lao động nhẹ được, chỉ thỉnh thoảng mới đau mà thôi. Quan tâm của ông là bệnh có nguy hiểm không và có cần mổ không.
[More]

Bệnh VẨY NẾN (Psoriasis)

Đây là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát. Bệnh có những vẩy mầu bạc hồng ngứa, khô, rất gọn to nhỏ khác nhau trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu và các bộ phận khác trong cơ thể.

Bệnh nặng nhẹ tùy theo số vết thương trên da có một vài cái hoặc lan rộng khắp cơ thể.


Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ. Người da trắng thường mắc bệnh hơn người da mầu. Bệnh có ở bất cứ tuổi nào, nhưng thường là từ tuổi lên hai tới tuổi 40. Nhiều khi bệnh có trong nhiều người ở một gia đình. Ngoại trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, chứ bệnh vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát, hoặc nếu có chỉ một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da chẳng giống ai.


Triệu chứng. Bệnh thường xuất hiện từ từ. Tiêu biểu nhất là khi bệnh xuất hiện một thời gian rồi thuyên giảm, sau đó tái phát. đặc biệt khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm siêu, dị ứng thuốc .


Bệnh đặc biệt có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể.


Vết da đặc biệt nhất thường có cạnh rất rõ rệt, rất ngứa, hình bầu dục hoặc tròn với mầu hồng phù trên với các vẩy mầu bạc , dầy, đục. Đặc biệt là khi vết thương lành, nó không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc như thườn. Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm.


Bệnh chẩn đoán dễ dàng nhờ các đặc tính của vết đau trên da cũng như làm sinh thiết tế bào da.


Tiên lượng bệnh tùy thuộc tầm mức lớn nhỏ của vẩy nến trên da và bệnh càng trầm trọng nếu càng xẩy ra ở tuổi còn nhỏ.


Diều trị: Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.


Phương thức trị liệu giản dị nhất là các loại thuốc nước hoạc pommade bôi trên da gồm chất nhờn mềm da, loại steroids, sinh tố D. Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để cháy nắng.


Một vài loại thuốc uống như Methotrexate, cyclosporine, cũng được nhiều bác sĩ cho dùng nhưng cần theo dõi kỹ vì tác dụng phụ.


Thuốc nhờn như: dầu ăn, white petrolatum, salicyclic acid, crude oil tar, anthracin, thuốc bôi có steroid.


Vẩy nến trên da đầu thường khó chữa .


Tia tử ngoại cũng được nhiều bác sĩ dùng cho trường hợp vẩy nến lan rộng khắp cơ thể.













 

[More]

Cắt bao quy đầu, nên hay không nên?

Trong đạo Do Thái, các bé trai sơ sinh được cắt da quy đầu trong một lễ nghi cầu nguyện rất trang trọng. Hành động này được xem là sự thỏa hiệp giữa người nam đó với Thượng đế. Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng việc cắt bao quy đầu là không cần thiết đối với đa số bé trai.

Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài cơ quan sinh dục nam. Đây là nếp gấp da trên phần cuối dương vật. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa.


Một số nơi có phong tục circumcision (cắt bỏ lớp da quy đầu khiến cho đầu dương vật lộ ra) vì lý do tôn giáo hoặc vệ sinh (để cơ quan sinh dục được sạch sẽ, tránh bị hẹp bao quy đầu). Phẫu thuật này được thực hiện thường quy ở Mỹ từ năm 1940, nhưng ngày nay đã giảm đi vì quan niệm mới cho là không cần thiết. Hơn nữa, việc phẫu thuật nhiều khi gây đau đớn cho em bé, làm chảy máu, sưng nơi vết mổ cả mấy ngày. Nhiều người muốn giữ lại da quy đầu để đầu dương vật khỏi bị cọ xát, giữ độ nhạy cảm của nó.


Năm 1991, Hiệp hội các bác sĩ nhi Mỹ đã đồng ý rằng thường quy cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là không cần thiết vì không đem lại lợi ích y khoa quan trọng nào. Họ để các bậc cha mẹ tùy ý quyết định cắt hay không cắt cho con.


Những bác sĩ theo quan điểm giữ da quy đầu giải thích rằng, việc cắt bỏ sẽ dẫn đến một số vấn đề như đầu dương vật và âm thần mất sự che chở nên dễ nhiễm trùng, miệng ống tiểu dễ bị chít hẹp. Cắt da quy đầu cũng có nghĩa là cắt bỏ một số cơ thịt và dây thần kinh; vì vậy, dương vật thường ở vị thế nằm rũ khi không cương. Khoái cảm trong quan hệ tình dục cũng giảm bớt. Theo họ, chỉ nên cắt da quy đầu khi có vấn đề sức khỏe do nó gây ra, và khi người cắt tự nguyện.


Về phương diện thỏa mãn sinh lý, theo tạp chí British Journal of Urology số tháng 1/1999, phụ nữ thích giao hợp với nam giới còn nguyên bao quy đầu hơn là đã cắt. Lý do nêu ra là da quy đầu đem lại cho họ nhiều khoái cảm hơn, nam giới chậm xuất tinh, động tác của người nam nhẹ nhàng, bớt cọ sát và do đó nữ giới tiết nhiều âm dịch hơn.


Benjamen Spock, một người luôn chủ trương cắt da quy đầu cũng đã thay đổi ý kiến. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989, ông cho biết mục đích của việc cắt da quy đầu vì lý do vệ sinh cơ quan sinh dục cũng giống như cắt mí mắt (với hy vọng mắt sạch hơn).


Nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn con mình thực hiện phẫu thuật này, nên lưu ý:


– Yêu cầu em bé được cho thuốc giảm đau trước khi giải phẫu.


– Thay băng nhiều lần trong ngày để tránh nhiễm trùng.


– Vết mổ có thể rỉ máu vài ngày.


– Sau mổ, em bé có thể không tiểu tiện trong vòng 6-8 giờ.


– Cắt da quy đầu là một phẫu thuật đơn giản, có thể thực hiện ngay tại phòng mạch bác sĩ và vết thương sẽ lành sau vài tuần lễ.


Người trưởng thành đôi khi cũng cần cắt da quy đầu. Đó là các trường hợp sau:


– Thường xuyên bị nhiễm trùng cơ quan tiểu tiện, nhất là ở người mắc bệnh tiểu đường, vì đường trong nước tiểu dính dưới da quy đầu sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sản.


– Khi da quy đầu quá co chặt gây khó khăn trong quan hệ tình dục.


– Sợ bị ung thư cơ quan sinh dục.


– Muốn mổ vì lý do thẩm mỹ.


BS Nguyễn Ý Đức, Sức Khoẻ & Đời Sống

[More]

Cắt Bao Quy Đầu

Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài của cơ quan sinh dục nam và nữ. Đây là nếp gấp da trên phần cuối dương vật và bao quanh âm vật. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra dung dịch chất nhờn mà khi tích tụ tạo ra một lớp bựa.


Thủ thuật circumcision là để cắt bỏ lớp da này đi khiến cho đầu dương vật hoặc âm vật lộ ra. Đây là giải phẫu duy nhất được nhắc đến trong Thánh Kinh.
[More]

Kế Hoạch Phòng Tránh và Phục Hồi Tâm Bệnh

Khi bị các bệnh về tinh thần hoặc thể chất, nhiều người đã thành công trong việc tìm hiểu về bệnh của mỉnh và đã áp dụng nhiều cách để trở lại bình thường. Nhưng sau đó họ gặp trở ngại là không tiếp tục áp dụng các phương thức đó một cách đều đặn, đôi khi quên không biết phải làm gì khi triệu chứng tái phát.
Vì vậy, họ nên ghi lại những điều cần làm để sử dụng khi cần. Ðó là Kế Hoạch Phòng Phòng Tránh và Phục hồi Tâm bệnh.



[More]

Ðối Phó Với Hậu Quả của Chấn Thương



Nói tới chấn thương tâm lý là ta thường nghĩ tới những biến cố lớn như chiến tranh, thiên tai, hãm hiếp, lạm dụng, bắt cóc, mất người thân yêu, tai nạn xe cộ, khi biết mang bệnh hiểm nghèo…Các biến cố này có thể gây ra nhiều thay đổi quan trọng về cảm xúc cho cơ thể mặc dù không có tổn thương thể chất. Chấn thương thường xẩy ra bất thình lình, không báo trước và không tránh được.



Khác biệt giữa chấn thương tâm lý và căng thẳng thường nhật?



[More]

Thêm Bạn Mới, Duy Trì Bạn Cũ

Mọi người dường như ai cũng cần có bằng hữu, bạn bè vì nhiều lý do khác nhau.
Bạn làm đời sống ta vui vẻ hơn và ít cảm thấy lẻ loi.
Tình bạn giúp ta sống khỏe mạnh và giảm thiểu những căng thẳng.
Khi gặp khó khăn như buồn rầu, lo sợ, bệnh hoạn, mất mát…bạn tốt cũng an ủi nâng đỡ ta.
Khi gần bạn tốt, ta cảm thấy thoải mái về mình và với họ.

Vậy thì bạn tốt là ai?



[More]

Tạo Niềm Tự Trọng



Niềm tự trọng là sự đánh giá tốt về nhân cách và khả năng của mình.
Cảm thấy kém tự trọng có thể là do bị người khác luôn luôn đối xử không tốt hoặc tự mình hạ thấp giá trị về mình. Ðây cũng là chuyện bình thường.
Nhưng kém tự trọng lại thường xẩy ra ở một số trường hợp không bình thường, đặc biệt là người bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi, hoang loạn tâm thần, có ảo tưởng hoặc đang trong tình trạng bệnh hoạn, tật nguyền.
Nếu ở một trong những hoàn cảnh này thì chúng ta luôn luôn có cảm giác xấu về mình một cách vô ích. Ðồng thời chúng ta cũng không tận hưởng được cuộc đời, làm những điều ta ước muốn và thực hiện các mục tiêu của mình.



[More]

Bệnh tim mạch

Bệnh Tim Mạch có nhiều hình thức khác nhau: cao huyết áp, bệnh động mạch tim, bệnh các valves của tim, tai biến não, phong thấp tim (Rheumatic heart disease).
Theo cơ quan Y Tế Thế Giới, mỗi năm có 12 triệu người chết vì bệnh tim mạch. Bệnh Động Mạch Tim là dạng thông thường nhất và là nguyên nhân tử vong đứng đầu tại một số quốc gia Âu Mỹ.
1-Xin nói về Động Mạch Tim
Động Mạch Tim, còn gọi là Động Mạch Vành (Coronary Artery) cung cấp máu chứa oxygen và dưỡng chất cho các tế bào của trái tim. Nếu vì một lý do nào đó mà sự lưu thông máu tới tim bị gián đoạn, thì tim sẽ bị tổn thương và không hoạt động được.
[More]

Bệnh trầm cảm

1-Xin cho biết Trầm Cảm có phải là một bệnh không và là bệnh gì?
Trầm cảm là một tâm bệnh, giống như bệnh Tiểu Đường, cao Huyết áp của cơ thể. Người bệnh không phải là yếu đuối hoặc điên khùng như nhiều người tưởng.
2-Bệnh có thường xẩy ra không và những ai hay bị?
Bệnh có ở mọi người, mọi lứa tuổi nhưng nữ giới thường hay bị bệnh gấp đôi nam giới. Tính đổ đồng, có tới 17% dân chúng bị bệnh này trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời.
3-Thế thì tại sao ta lại bị bệnh Trầm Cảm?
Nguyên nhân chính xác chưa được xác định. Nhiều nghiên cứu cho hay, người trầm cảm thường có một sự không cân bằng vài hóa chất trên não bộ gây ra do di truyền hoặc biến cố xẩy ra trong đời sống. Chẳng hạn:
a-Tử vong của người thân yêu, tình duyên dang dở, thất nghiệp
b-Tác dụng của một số dược phẩm hoặc do lạm dụng rượu, thuốc cấm;
c-Trầm cảm vì mắc các bệnh thể chất như tim mạch, phong thấp khớp…
d-Trầm cảm vì biếng nhác, không nghị lực, ăn xong lại nằm.
[More]

Bệnh tiểu đường và chăm sóc bàn chân

1-Bằng cách nào mà bệnh Tiểu Đường lại gây tổn thương cho cơ thể tôi được nhỉ?
Trong bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu lên cao hơn mức bình thường. Với thời gian, đường dư thừa sẽ tác dụng và gây tổn thương vào dây thần kinh, mạch máu. Khi dây thần kinh bị hư hao thì nơi đó sẽ tê dại hoặc có cảm giác đau cháy. Còn tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch thì nơi đó sẽ thiếu máu và chất dinh dưỡng.
[More]

Bệnh ung thư vú

1-Có phải ung thư nhũ hoa là loại ung thư thường thấy nhất ở phụ nữ?
Thống kê cho hay ung thư nhũ hoa là một trong những ung thư thường thấy nhất ở nữ giới. Đây là ung thư gây tử vong hạng nhì sau ung thư phổi.
2-Như vậy thì đàn ông có bị ung thư vú không?
Ung thư vú ở đàn ông rất hiếm nhưng vẫn xẩy ra.. Bên Mỹ, có khoảng 1450 trường hợp ung thư vú mới được khám phá mỗi năm với khoảng 450 người sẽ thiệt mạng.
3-Xin cho biết những rủi ro đưa đến ung thư vú?
Có nhiều nguy cơ khác nhau , nhưng rủi ro thường nhất, sau phái tính, là tuổi tác. Rủi ro tăng theo tuổi. Tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên là 77% và hầu như quá nửa người bị ung thư vú đều ở tuổi trên 65.
[More]

Y Đức theo danh y Việt Nam

Nền y học xưa của nước ta, Y Đức luôn được đặt lên hàng đầu đức tính của người thầy thuốc. Thông qua những lời dạy của các danh y như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu.


Trong lời dạy cho học trò, danh y Lãn Ông nói: “Chữa bệnh cho người nghèo, nhất là con hiếu, vợ hiền, thời ngoài sự cho thuốc, ta có thể trợ cấp thêm, nếu họ không đủ ăn, như thế mới là nhân thuật… Trong trường hợp bệnh không chữa được, người thầy thuốc không bao giờ được từ chối không giúp đỡ. Họ có bổn phận nói sự thật cho bệnh nhân, nhưng về phần họ, họ phải mang hết sức mình để tìm sự sống trong cái chết, cho tới lúc âm và dương thật sự mất hoàn toàn”.


“Tận tình cứu chữa coi người đau như mình đau, nếu cần thì ngày đêm đứng ở bên phải người bệnh”.


“Thầy thuốc phải coi trọng nghề nghiệp là một nhân thuật, chuyên bảo vệ mạng sống con người”.


“Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.


“Thầy thuốc phải làm cho bệnh nhân sống toàn diện, như thế mới có nhân thuật”.


“Nghề thuốc là nghề thanh cao nên thầy thuốc phải giữ khí tiết cho trong sạch, không được tâng bốc kẻ giàu sang để cầu lợi”.


“Thầy thuốc không được lợi dụng nghề nghiệp để lừa dối bệnh nhân”


“Thầy thuốc không được coi nghề nghiệp của mình như là nghề buôn bán”


“Thầy thuốc phải coi nghề nghiệp là đầu mối của đạo đức chân chính”.


“Thầy thuốc phải thành thật mới thu được kết quả”


“Thầy thuốc phải bào chế thuốc theo sách, theo phương, nhưng biết theo thời theo bệnh mà gia giảm”.


“Thầy thuốc phải biết biến hóa các kiến thức thâu nhận được, để nhập tâm và đem ra ứng dụng tùy trường hợp, như thế mới không phạm sai lầm”.


“Khi kê đơn thuốc, thầy thuốc phải cân nhắc, nếu lập phương thức mới cần phỏng theo kinh nghiệm của người xưa, không được kê bừa bãi”


“Thầy thuốc phải biết nhiệm vụ của mình là quan trọng như thế nào và không được chểnh mảng”.


“Thầy thuốc phải siêng năng, lúc nào cũng nghĩ đến giúp người, đừng vì vui chơi mà bỏ lỡ cấp cứu”.


“Thầy thuốc phải biết phân biệt bệnh nặng hay nhẹ, để sắp xếp thì giờ đi thăm bệnh trước sau”.


“Thầy thuốc không được ngại vất vả, dù có gian nan cũng vượt qua để cứu người”.


“Dù vất vả, phải dầm mưa dãi nắng, qua đèo vượt núi, đã là bệnh cấp cứu, thầy thuốc không được quản ngại”.


“Thầy thuốc không được phân biệt đối xử vì bệnh nhân giàu hay nghèo hèn; người giàu thì thăm trước người nghèo sau; người giàu bốc thuốc tốt, người nghèo bốc thuốc xấu”.


“Thầy thuốc không được chữa cho người sang thì sốt sắng, người nghèo thì lạnh nhạt, sống chết mặc bay”.


“Thầy thuốc gặp bệnh khó khăn, không nên vì giàu nghèo sang hèn mà thay lòng đổi dạ”.


“Thầy thuốc phải coi con hát, nhà thổ như con nhà tử tế và phải đối xử đúng đắn, không đùa cợt để khỏi mang tiếng bất chính tà dâm”.


“Thầy thuốc gặp người ăn mày đau cũng phải chữa và cho thuốc”.


“Thầy thuốc gặp người “cô quạnh mẹ cha”, hay đói khổ, phải giúp đỡ, nếu cần cho cả cơm áo”.


“Bổn phận của người thầy thuốc là cứu người, cứu người đui mù, người ngọng, mà không sợ ai chê cười”.


“Thầy thuốc không được mưu cầu quà cáp khi chữa khỏi bệnh, để tránh sự nể nang, hay sự khinh rẻ”.


“Thầy thuốc chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không được cầu lợi kể công”.


“Thầy thuốc không được dùng lối quỉ quyệt hành động bất lương; bệnh dễ chữa bảo là khó chữa, bệnh khó chữa bảo là không chữa được”.


“Thầy thuốc không được lợi dụng bệnh ngặt nghèo mà đòi ăn của người”.


“Thầy thuốc không được bắt bớ bệnh nhân khi có bệnh nguy cấp”.


“Thầy thuốc phải cho bệnh nhân thuốc tốt, không được ham rẻ mà mua thuốc xấu”.


“Đối với đồng nghiệp giỏi thầy thuốc phải coi như bậc thầy”.


“Gặp đồng nghiệp kiêu ngạo thầy thuốc phải nhún nhường”.


“Đối với đồng nghiệp kém mình, thầy thuốc phải dìu dắt”.


“Thầy thuốc không được khoe khoang”.


“Thầy thuốc phải học cả người dưới mà không thẹn”.


“Trong trường hợp có bệnh nặng, thầy thuốc cần hỏi ý kiến bạn đồng nghiệp”.


 

[More]

An toàn lái xe

Lái xe hơi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày.


Tuy lão niên ta không còn đến sở đi làm như trước đây nhưng vẫn còn nhiều dịp phải dùng tới xe hơi. Lái xe đi chợ mua thực phẩm Việt Nam, đi lễ, đi thăm bạn bè, xuống phố uống cà phê buổi sáng với thân hữu, đến thăm các cháu, ra phi trường hay bến xe bus đón bạn hiền phương xa tới chơi.
[More]