Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

CARBOHYDRATES

Việt Nam ta là một quốc gia nông nghiệp, với truyền thống văn hóa Lúa Nước, nên cơm gạo là thực phẩm chính. “Cơm ăn mỗi bữa mỗi thưng” .Vì thế khi nói đến bữa ăn là ta dùng hai chữ “ăn cơm”. Xin mời các cụ ở lại dùng bữa cơm nhạt với nhà chúng cháu” hoặc “Rước ông bà lên sơi cơm ạ”.
Gặp nhau vào buổi trưa, buổi tối, ta thường nói: “Bác đã ăn cơm chưa”. Hỏi về sức khỏe thì bác ăn được mấy bát cơm chứ không hỏi ăn được mấy lạng thịt, mấy bó rau.

[More]

CHUYỆN XẢ ĐÁ THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

Được sự đồng tình cuả TT, tôi xin sưu tầm một loạt bài về “An toàn thực phẩm”, để thân tặng các bạn nấu nướng trong gia đình, qua đề tài “Xả đá thịt đông lạnh” (Thawing Frozen Meat).
Khi xả đá thực phẩm đông lạnh, nên tính toán trước, và xả nó trong tủ lạnh, vì ở đó thực phẩm ở nhiệt độ không đổi và an toàn, là ở khoảng 3 hay 4 độ C.
[More]

Con Cá Cứu Con Tim


Câu Chuyện Thầy Lang
Bác Sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC


Ngày nay chúng ta dường như đều lưu tâm tới việc giảm chất béo trong thực phẩm vì e ngại một số bệnh gây ra do chất dinh dưỡng này.
Nhưng thực ra chất béo rất cần thiết cho cơ thể mặc dù một vài loại có khả năng gây ra ảnh hưởng không tốt lắm, nếu ta dùng quá nhiều. Thành ra lời khuyên chung là nếu chất nào có tác dụng xấu thì ta tiết giảm mà tác dụng tốt ta nên dùng thêm một chút. Một trong những thứ được coi như tốt đó là chất béo của cá mà ta thường biết tới qua tên Omega- 3 Fatty acid.
Omega- 3 thuộc nhóm acít béo thiết yếu (essential Fatty Acid) vì cơ thể không tạo ra được mà lại rất cần cho sự tăng trưởng và các chức năng của tế bào.
[More]

Tản Mạn về Bia

CâuChuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



Tản Mạn về BIA


Lại một tình cờ đã đưa tới sự khám phá ra cách chế biến món nước “Tinh Thần”, uống cho tới tận cùng say xỉn này.
Truyền thuyết kể lại là cách đây trên mươi ngàn năm, một cô bé đang ăn miếng bánh mì khô uống với ly nước lạnh, thì có bạn gọi đi chơi trò nhẩy dây. Cô ta ném miếng bánh vào ly nước, để trên mặt bàn rồi chạy ra ngoài. Đó là miếng bánh cũ bỏ quên trong cặp sách đã lâu, có bám bụi xanh.
Mấy ngày sau bà mẹ dọn bàn thấy ly nước trong trong, có mùi thơm thơm. Đang khát nước, bà bèn uống. Một lúc sau cảm thấy trong người sảng khoái, lên tinh thần. Bà khoe với ông chồng và ngỏ ý muốn có thêm. Chiều vợ, ông chồng làm nước đó cho vợ và gia đình. Lối xóm bắt chước và thiên hạ cũng làm theo. Thế là Bia ra đời.

Anh ngữ gọi là Beer, Pháp ngữ là Biere từ chữ Latin “Bibere” nghĩa là Uống.
Người Việt ta phiên âm là LA DE từ chữ La Biere cho tiện việc sổ sách.
Tiếng Đúc Bier, từ chữ Barley là loại lúa mạch dùng nhiều nhất để làm la de.
Trung hoa gọi bia là Ty tửu vì có ít ethanol.


Theo các nhà khảo cổ, thì la de được dân chúng thành phố Babylon chế ra đầu tiên một cách khá quy mô, cách đây trên 6000 năm. Họ ngâm nước cho hạt lúa mạch lên mốc xanh, nghiền nát, trộn với nước, để dăm ngày rồi uống. Khi đó, la de rất được dân chúng ưa thích, mà khả năng biến chế giới hạn nên các Lãnh Chúa bèn đặt chế độ khẩu phần. Dân lao động chỉ được mỗi ngày hai lít, công nhân viên nhà nước ba lít, quan chức cao cấp và quý ngài tu sĩ năm lít.


Từ Ai Cập, la de lan tràn ra các nước khác và được phổ thông trước khi nho được trồng làm rượu vang, vào thời kỳ đế quốc La Mã. Con dân đế quốc coi la de như thứ nước uống của người man di, còn họ uống thứ nước dành cho Thần Linh, ấy là rượu vang.


Cũng nên nhắc là việc nấu la de, theo luật đời xưa, là việc làm của nữ giới. Đến sau Thiên Chúa giáng sinh thì la de được đưa vào thị trường thương mại, ai mua cũng được.
Chuyện này cũng có lý do. Vì đã có một thời kỳ, làm la de được các tu viện hầu như dành quyền ưu tiên chế biến và là nguồn lợi tức đáng kể cho cơ sở tôn giáo. Ngoài lợi tức, các tu sĩ còn muốn tự do dùng la de chung với thực phẩm ngon mà họ được cung cấp. Đồng thời la de không bị cấm trong thời gian ăn chay, nên các ngài tự do dùng và mỗi tu sĩ được chia tới 5 lít một ngày.
Chỉ sau thời kỳ Cải Cách giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, đưa đến sự thành lập các giáo hội Tin Lành vào thế kỷ 16, sự ưu đãi độc quyền làm bia này cho tu viện mới được bãi bỏ. Bia được các nhà sản xuất thương mại trách nhiệm.
Nhưng phải công nhận là nhờ kiến thức của các tu sĩ mà kỹ nghệ làm bia tiến bộ rất nhiều, từ việc một miếng bánh rơi vào ly nước tới những máy móc, tuy thô sơ, nhưng mau lẹ, làm được nhiều lại an toàn vệ sinh, có phẩm chất ngon hơn.
Kỹ nghệ sản xuất bia thực sự cải thiện vào đầu thế kỷ thứ 19 với sự sáng chế ra máy hơi của James Watt và hệ thống làm lạnh của Carl von Linde. Trước đó, bia thường được làm vào mùa Đông, thuận tiện cho sự lên men của bánh. Từ khi khám phá ra hệ thống làm lạnh, bia được sản xuất quanh năm. Đầu máy hơi nước của James Watt giúp sự sản xuất bia từng loạt với số lượng nhiều hơn.
Trong việc làm bia, nhà bác học Pháp Louis Pasteur cũng cống hiến một khám phá quan trọng: Đó là sự tìm ra những nấm lên men mà ông đã trình bày trong nghiên cứu tựa đề ” Etude de la Bierre”, vào năm 1876. Nhờ khám phá này mà ngày nay ta đã nuôi được men và dùng rộng rãi trong kỹ nghệ làm bia và rượu vang.
Một khoa học gia khác người Đan Mạch, Christian Hansen, đã thành công trong việc tách một thứ nấm, trồng trong dung môi dinh dưỡng và dùng hàng loạt vào việc lên men lúa mạch để làm bia.


Làm bia.
Muốn có một lon bia, ta cần bốn vật liệu chính yếu: Nước, ngũ cốc, men và cây Hoa Bia (Hop= Houblon).


a-Ngũ cốc
Bia có thể được làm từ gạo (Việt Nam,Trung Hoa Nhật Bản), ngô (Thổ dân American Indian), mì ( Đức wheat), lúa mạch đen ( Nga, ryes) yến mạch ( Oats) nhưng thông thường nhất vẫn là bằng hạt lúa mạch ( Barley) rồi đến lúa mì. Ngô và gạo cho loại bia kém phẩm chất.
Lúa mạch có nguồn gốc từ Châu Á và Ethiopia và là loại ngũ cốc được sản xuất đứng hàng thứ tư sau lúa mì, gạo và ngô. Lúa mạch có lượng carbohydrates khá cao, tới 67% và 13% chất đạm.
Trước hết, mạch được ngâm trong nước độ một tuần cho nẩy mầm đồng thời tinh bột của mạch được chuyển hóa thành đường maltose. Sau đó mạch có mầm được đun chín rồi sấy khô, say khỏi vỏ rồi ngâm trong nước nóng. Đường trong mạch sẽ hòa vào nước cho một dung dịch có vị ngọt.
Dung dịch này được đun sôi khoảng hai giờ để diệt hết vi khuẩn. Đây là lúc mà Hoa Bia được thêm vào để tạo ra vị đắng cho bia.
b-Hoa bia
Houblon là loại cây leo có hoa mọc thành từng chùm. Hoa được sấy khô để tạo vị đắng cho bia. Đun càng lâu thì chất đắng của hoa bia càng tan nhiều trong nước, bia sẽ đắng hơn.
Nghiên cứu ở Mỹ cho biết cây Hoa Bia có chất chống oxy hóa Antioxidant Prenylated Flavonoids rất tốt để giúp cơ thể giảm nguy cơ bị các bệnh tim, ung thư, sa sút trí tuệ và cao cholesterol.
Dung dịch được để nguội, vớt hết lá hoa bia và cặn bã ra rồi men được thêm vào


c-Men
Men bia là những nấm nhỏ li ti có khả năng chuyển đổi tinh bột ra đường. Nấm có nhiều trong thiên nhiên.
Hai loại men thường dùng trong kỹ nghệ bia là Sacchromyces cerevisiae nổi lên mặt dung dịch và loại Saccharomyces uvarum, chìm dưới đáy. Mươi ngày sau men sẽ chuyển hóa hầu hết đường maltose và lúc đó ta đã có một lon bia.
Nhưng chưa đủ, muốn có hơi sủi bọt, bia được chuyển vào một bình điều hòa để lên men lần thứ hai và có hơi carbonates.Vì còn vẩn đục, nên bia được lọc.
Bia vô lon hoặc chai được đun nóng ( Pasteurized) để diệt hết các vi khuẩn còn sót và để chặn sự lên men.
Draft bia không đun nóng nhưng phải giữ ở nhiệt độ lạnh cho tới khi dùng để bia thôi lên men. Uống ngay sau khi sản xuất, Draft bia ngon hơn vì trong khi chuyên trở đi xa, sự thay đổi nhiệt chung quanh ảnh hưởng tới phẩm chất của bia.


đ-Nước
Nước dùng để làm bia cũng rất quan trọng. Nước có nhiều khoáng chất thì bia đắng hơn là nước có ít khoáng chất.
Beer cũng như rượu vang có từ 2-6% Ethanol trong khi đó rượu mạnh như wisky, gin, vodka có tới 45-50% ethanol.


Một vài loại bia
Như đã nói ở trên, bia có thể làm từ lúa mì, ngô, gạo nhưng lúa mạch thường được dùng nhiếu nhất.
Ngay cả làm từ lúa mạch, bia cũng có nhiều loại tùy theo men nổi hay chìm, nhiệt độ và thời gian để mạch lên men, số lượng Hoa bia, thời gian và nhiệt độ nơi cất giữ bia. Theo luật, bia không được có quá 5% chất rượu ethanol.
-Ale nặng hơn beer và dùng men nổi mà beer thì dùng men chìm dưới đáy.
-Bitter là la de có nhiều Hoa bia nên đắng hơn và được dân Anh rất thích.
-Lager cũng là la de nhẹ, mầu lạt, rất phổ thông bên Đức.
-Malt liquor mạnh hơn beer.
-Shandy là hỗn hợp beer với nước chanh (lemonade) hoặc ginger beer)
-Sake của Nhật được chế từ gạo, có nồng độ ethanol từ 14-%, nên thường được gọi là rượu gạo rice wine. Nhưng thực ra sake là một loại beer vì cũng được làm bằng sự lên men của gạo. Sake không có mầu, không có hơi, hâm nóng uống ngon hơn, trong khi đó beer phải uống lạnh mới đã.
Dinh dưỡng
Về phương diện ăn uống, ngoài nước, bia có một số lượng các chất dinh dưỡng rất khiêm nhường vì đa số đã bị tiêu hủy trong quá trình chế biến.
Một ly 360 cc (12 Oz) cho 140 calories mà 60% là do chất rượu ethyl alcohol của bia; 17mg calcium; 28mg magnesium; 40mg phosphore; 85mg potassium; rất ít Zinc, sinh tố B.
Các chất đạm, chất béo, sinh tố C và sinh tố hòa tan trong chất béo đều có rất ít nên bia được nhiều người coi như chẳng bổ dưỡng gì ngoài một số calories. Chẳng thế mà bác sĩ David Williams của đại học Wales, Anh Quốc đã cổ võ là trong chương trình giảm béo, nên uống nửa lít bia một ngày vì bia có tới 93% là nước lã, không đường, không chất béo.
Bia còn giữ hương vị thơm ngon nếu tiêu thụ trong vòng hai tháng sau khi làm, do đó không nên mua tích trữ quá nhiều và quá lâu. Cất bia ở chỗ mát, không có ánh nắng mặt trời để bia khỏi lên mùi.
Ly để uống bia cần sạch, không vết mỡ vì mỡ làm bia hết bọt.
Cũng không nên uống bia quá lạnh vì nhiệt độ thấp làm giảm mùi thơm của bia.



Bia với Sức Khỏe
Trang báo Forbes ngày 17 tháng 3 năm 2008, tác giả Allison Van Dusen có nêu ra 8 lý do lành mạnh để uống bia, căn cứ vào một số nghiên cứu khoa học. Đó là từ 30-35% ít bị heart attack, tăng chất béo lành HDL, giảm rủi ro máu cục, giảm hóa già, bảo vệ khỏi tử vong vì bệnh tim mạch, tăng trí tuệ giảm Alzheimer, giúp xương chắc mạnh, giảm biến chứng tiểu đưởng.
Nhưng Allison nhấn mạnh ở chữ vứa phải moderation. Vừa phải là 240 cc, ngày hai lần, quý bà thỉ chỉ ½ mà thôi.
Lưu ý là uống bia mãn ngày mãn tháng, lon trước rước lon sau thì hậu quả tai hại cũng nhiều. Chẳng hạn như trở thành bét nhè nghiện rượu, xơ cúng ung thư gan, ung thư miệng…Ấy là chưa kế phá rối an ninh trật tự công công khi say xỉn, gây gổ hận thù, than chủ thường xuyên của khám nhỏ khám lớn. Ngoài ra, có nghiên cứu cho là uống vài ly bia/ngày có thể tăng rủi ro ung như nhũ hoa nữ giới.
Thành ra bia không phài là tốt cho mọi người.
Như giáo sư Charlie Bamforth, Đại học California ở Davis, nhắc nhở là không nên coi bia như một dược phẩm. Uống bia vì ý thích nhưng vừa phải là điều cần nhớ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ


[More]

Tản Mạn về Bia

CâuChuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



Tản Mạn về BIA


Lại một tình cờ đã đưa tới sự khám phá ra cách chế biến món nước “Tinh Thần”, uống cho tới tận cùng say xỉn này.
Truyền thuyết kể lại là cách đây trên mươi ngàn năm, một cô bé đang ăn miếng bánh mì khô uống với ly nước lạnh, thì có bạn gọi đi chơi trò nhẩy dây. Cô ta ném miếng bánh vào ly nước, để trên mặt bàn rồi chạy ra ngoài. Đó là miếng bánh cũ bỏ quên trong cặp sách đã lâu, có bám bụi xanh.
Mấy ngày sau bà mẹ dọn bàn thấy ly nước trong trong, có mùi thơm thơm. Đang khát nước, bà bèn uống. Một lúc sau cảm thấy trong người sảng khoái, lên tinh thần. Bà khoe với ông chồng và ngỏ ý muốn có thêm. Chiều vợ, ông chồng làm nước đó cho vợ và gia đình. Lối xóm bắt chước và thiên hạ cũng làm theo. Thế là Bia ra đời.
[More]

Nghệ thuật Ẩm Thực Dưỡng Sinh.



Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC


Từ trên 2000 năm trước, cha đẻ của nền y học Tây Phương Hippocrates đã chủ trương rằng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh tật, ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hòa thuận với luật lệ thiên nhiên.


Rồi đến các hoàng Đế bên Trung Hoa xưa, ngoài việc trị quốc an dân còn chỉ dẫn dân chúng về bệnh tật cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn cần thiết để duy trì sức khỏe.
[More]

CHẤT ĐẠM DINH DƯỠNG



Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

“Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc bệnh Viêm Khớp Thấp gấp hai lần”


Đó là kết quả một nghiên cứu do nhóm khoa học gia của Đại Học Manchester bên Anh thực hịên và được công bố trên Tạp chí Arthritis & Rheumatism tháng 12 năm 2004 vừa qua. Truyền thông trong ngoài y giới đều vội vàng chạy tít lớn để phổ biến tin này tới công chúng. Và chuyện ăn thịt đỏ được nhiều người nhắc nhở bàn tán. Trong khi đó thì từ nhiều thập niên vừa qua, một vài chế độ dinh dưỡng lại khuyên ta nên ăn nhiều thịt, ít carbohydrates, để giảm mập phì…
[More]

Sinh Tố Vừa Bổ Vừa Thơm



Bác sĩ Nguyễn Ý Đức – Diễn Ðàn Y Khoa


Cầm chắc là cứ mươi vị đang đọc mấy hàng chữ này thì ít nhất cũng có bốn, năm vị đang uống vài huờn “Vầy Tha Mìn” mỗi ngày. Và yên tâm coi như là đang làm một việc tốt để bảo đảm cho có sức khỏe.


“Vầy Tha Mìn” là phiên âm Trung Hoa của chữ Vitamin mà ta gọi là Sinh Tố.


Theo La Tinh tự, “Vita” là đời sống, “amino” là chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy thì sinh tố rất cần thiết cho sức khỏe của mọi sinh vâ.t. Vắng bóng hoặc giảm thiểu một anh một chị trong thực phẩm là ít ngày sau ta sẽ thấy ngay hậu quả.
[More]

Góp Ý về Trà Ðinh Trà Ðắng:

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

Trong mấy tuần lễ vừa qua, Trà Ðinh Trà Ðắng đã là câu chuyện bàn tán của giới tiêu thụ khắp nơi. Có nguồn tin báo động rằng uống trà này có thể đưa tới bệnh hoạn, tử vong. Cũng nhiều người nói đã uống cả bao nhiêu năm mà có sao đâu.
Vậy thì xin cùng tìm hiểu.

[More]

Calcium: Xi Măng, Cốt Sắt của Bộ Xương

Bác sỹ Nguyễn Ý Đức

Calci là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể, với 99% tập trung ở xương và răng. Số lượng còn lại, tuy chỉ là 1%, hiện diện trong chất lỏng và mô tế bào mềm, nhưng cũng có nhiều nhiệm vụ rất quan trọng.


Lượng calci trong cơ thể đàn ông vào khoảng 900-1200 gram, đàn bà có ít hơn, khoảng 800-900 gram, dưới ba dạng hợp chất: citrat, phosphat và carbonat.


Trong chín tháng mười ngày mang thai, người mẹ cung cấp cho con khoảng 30 gr calci. Khi cho con bú sữa mình, mỗi ngày mẹ chuyển khoảng 250 mg calci vào sữa.
[More]

Dinh Dưỡng với Cao Huyết Áp

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

– Cụ ạ, tôi bị cao huyết áp hơn mười năm, uống thuốc gì cũng không khỏi. Mới đây người ta mách tôi uống nước lá ổi. Mỗi ngày chỉ uống một lá thôi.Thế mà khỏi dứt đấy!


– Còn bà nhà tôi ấy à, chẳng cần thuốc men gì, chỉ tập thể dục mà huyết áp xuống trông thấy.
[More]

Phở Gà, Nước Béo

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Bác sĩ Nguyễn Văn Ðức


Sun, 7 Sep 2003 22:46:47 -0700


– “Còn tôi, thì cho một tô gà da đùi, hai cái trứng non và vài thìa nước béo! À, nhớ cho mấy ngọn hành trần nữa nhé”


– “Thôi đi ông ơi! Vừa mới thông tim, máu đầy những mỡ mà còn bầy đặt nước béo với trứng gà”.


Ông chồng yêu đời cười cầu tài:


– “Thì đã có mẹ nó lo. Y Tá lưỡng quốc chứ bộ chơi à”.
[More]

Trà đắng

Thưa quý vị quan tâm tới việc uống Trà Ðắng:


1- Trà Ðắng sản xuất tại Cao Bằng hoặc ở các địa danh khác cũng chỉ là một loại thảo mộc, giống như chè xanh, nụ vối…


2-Trà vẫn được coi như một thứ nước giải khát rất phổ thông mà con người đã dùng từ nhiều ngàn năm


3-Uống trà để giải khát và thưởng thức chén trà thơm ngát để hưởng thú thanh nhàn đều an toàn và có lợi cho sức khỏe.


4-Trong trà có một vài hóa chất có tác dụng vào cơ thể như Tanin ( cầm tiêu chẩy, kiết lỵ, cafein ( kích thích thần kinh khiến tinh thần tỉnh táo; giãn nở khí quản giúp hô hấp dễ dàng), các sinh tố B1, B2, C .


Mới đây có một số nghiên cứu cho hay trà có tác dụng chống sự oxy hóa do đó ngăn chặn ung thư, lão hóa; hạ cholesterol trong máu; giảm mập phì.Cần có nhiều nghiên cứu khoa học nữa để xác định các tác dụng này.


5-Cũng có nhiều giới thiệu nói rằng trà CHỮA khỏi một số bệnh, cho nên công chúng tin theo và dùng. Hy vọng rằng giới chức y tế kiểm chứng coi các giới thiệu này có bằng chứng khoa học không.


6-Có nhận xét cho rằng nhiều khi trà được cho thêm hóa chất mà ta không biết là chất gì,trong khi chế biến ( giống như thuốc lá) để thêm hương vị cho trà.


Ðây là điều ta cần quan tâm. Nhiều ly trà, sau khi chế nước sôi, ta thấy đóng cặn mầu quanh ly, khó rửa sạch. Ðây có phải là hóa chất không. Có một thử nghiệm, thấy có chất bilirubin của mật trong trà đinh. Bilirubin là chất có vị rất đắng.


7-Trà Ðắng nếu dùng theo chỉ dẫn ( vài ba đinh một ngày), thì chắc cũng không sao. Nếu dùng quá nhiều thì cái gì cũng có hại, nói chi là trà.


Vậy thì xin quý vị, ta cứ tự nhiên dùng trà để giải khát, để trà dư tửu hậu với bạn bè, như cha ông ta vẫn uống.


Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức-Hoa Kỳ.

[More]

CHOLESTEROL và Sức Khỏe

Bác sĩ Nguyễn Ý-ÐỨC

Diễn Ðàn Y Khoa msg # 4139


Từ nhiều ngàn năm, các cụ ta vẫn rán từng miếng mỡ lợn hồng hào lấy mỡ nước để xào nấu. Tóp mỡ được các cụ chế biến thành món ăn như chiên ròn để nhậu, xào với các loại rau hoặc nấu canh cà chua ăn với cơm. Các cụ thưởng thức mỡ heo thả cửa, vô tư. Món thịt mỡ dưa hành, thịt kho đông với nhiều mỡ trắng không thể thiếu trong dịp có khách tới thăm hoặc lễ lạc, ngày tư ngày Tết.


Rồi đến thời kỳ “giống bạch quỷ phương Tây” xâm chiếm quê hương ta thì pa tê, bơ sữa, jambon nhiều chất béo được nhập cảng, giới thiệu và trở thành món ăn thời thượng, sang trọng.


Vậy mà khi đó ít người quan tâm tới điều mà ngày nay khoa học đã khám phá ra rằng mỡ lợn là một trong nhiều chất béo có nguy cơ đưa đến bệnh vữa xơ động mạch với các biến chứng gây nhiều tàn phế, tử vong cho con người.
[More]

SÂM

BS Nguyễn Ý Đức

Nói đến sâm là phải nghĩ ngay tới nước Trung Hoa với vua Thần Nông. Đây là một nhân vật với nhiều huyền thoại, sống cách đây nhiều ngàn năm, vừa là một đấng minh quân vừa là một nhà nông kinh nghiệm, biết thêm về y lý trị bệnh. Nhà vua chỉ dẫn cho dân chúng về cách dùng dược thảo và đã viết một cuốn sách nói về cả trăm thứ cây thuốc mà ông đã khổ công đi đó đây để sưu tầm. Theo sách, thì vua Thần Nông là người đầu tiên đã nhận ra công dụng chữa bệnh của một loại rễ cây có hình dạng giống con người, mọc hoang trong rừng. Nhà vua đặt tên cho cây đó là Nhân Sâm.
[More]

Lò Nấu Vi Ba

Bác sỹ Nguyễn Ý Đức

Lò Vi Ba (Microwave oven) hiện nay đã ngự trị trong bếp của hầu hết mọi gia đình cũng như sở làm, trường học và ngay cả trên xe cắm trại. Dân giầu có thì sắm một lò gắn vào tường với đủ nút bấm hiện đại. Nhà nghèo cũng cố mua bằng được một hộp nấu vi ba, nhỏ bé, giản dị.


Nấu thực phẩm bằng lò này đã trở thành một nhu cầu hàng ngày của các ông bà nội trợ vì tiện lợi, mau chóng lại tốn ít nhiên liệu. Nhưng cũng như mọi sáng chế của khoa học, lò cũng có những rủi ro, bất lợi.


Xin cùng tìm hiểu thêm về bếp nấu tân thời này.
[More]

SUY DINH DƯỠNG ở Người Cao Tuổi

BS Nguyễn Ý Đức

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho một sức khỏe tốt của mọi người, mọi lứa tuổi, nhất là người cao niên.


Suy dinh dưỡng là tình trạng gây ra do sự mất cân bằng giữa thực phẩm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể. Sự kiện này có thể là do ăn quá ít hoặc ăn không đồng đều các thực phẩm căn bản như đạm, chất béo và chất bột đường.


Được coi như suy dinh dưỡng khi bị sụt ngoài ý muốn từ 5 đến 10% sức nặng cơ thể trong vòng sáu tháng tới một năm. Theo thống kê, có tới một phần ba (1/3) những người trên 65 tuổi bị suy dinh dưỡng, nhất là về chất đạm.


Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe, bệnh tật và là nguy cơ đưa tới tử vong của nhóm người này.
[More]

“An Apple a Day…”

Câu Chuyện Thầy Lang

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC



“An Apple a Day…”



“Khi đau ăn rau, ăn trái”



Hải Thượng Lãn Ông


Kể từ ngày được tuyển mộ làm lính hổ bôn của Tây Vương Mẫu, Lỗ Trí Thâm lấy làm thích thú lắm với nếp sống mới trên thiên cung. Thể dạng tiên sinh ngày một thon thả hơn. Cái vòng bụng phè phỡn trước đây đã thu hẹp đáng kể. Dáng đi nhanh nhẹn, suốt ngày chạy tới chạy lui, đưa công văn, tình thư hết non tiên này sang non tiên kia mà không mệt mỏi. Bạn bè hỏi tại sao thì Lỗ tiên sinh bảo nhờ được ăn vài trái “Đào Thơm” của Tây Phu Nhân.


Sự thực là, từ khi vào nơi tiên cảnh, đời sống Lỗ đại nhân đã thay đổi hoàn toàn. Rượu đế là ông bỏ hẳn. Ăn uống toàn rau trái. Lâu lâu lượm trái đào tiên rơi rụng mà vụng trộm nuốt tươi. Ngoài ra lão Lỗ lại năng đi lại nên cũng thấy khỏe hơn.
[More]

Vị Giác

Vị giác là một trong mấy nhiệm vụ chính của Lưỡi, một bộ phận mềm mềm, không xương, nằm trong miệng.

Lưỡi do các sợi cơ cấu tạo thành và gồm có hai phần: thân lưỡi ở phía trước, lắt léo cử động lên xuống, qua lại được; cuống lưỡi nằm ở phía sau, gắn với xương móng và vòm miệng. Mặt trên của lưỡi có những chồi nhỏ với các nụ nếm rải rác ở giữa các rãnh của lưỡi.


Lưỡi có bốn chức năng quan trọng mà trong tiếng Việt đều bắt đầu bằng chữ N: nếm, nói, nhai và nuốt.


Lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để được nhai nghiền nát rồi lưỡi đưa đẩy thức ăn nhuyễn về thực quản để nuốt xuống dạ dày. Nhai và nuốt là hai giai đoạn sơ khời nhưng rất quan trọng của sự tiêu hóa.


Lưỡi hành động phối hợp với môi, răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói. Chỉ thiếu mươi chiếc răng cửa, có cặp môi chẻ hoặc cụt một phần lưỡi là tiếng nói đã phì phò, ngọng nghịu.


Lưỡi giúp con người nếm để phân biệt, thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nước uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác. Ðó là Vị Giác, một trong năm giác quan của cơ thể.
[More]